Ống kính zoom tele đầu tiên được thiết kế cho ngàm RF, RF70-200mm f/2.8L IS USM cũng là một trong bộ ba ống kính zoom RF khẩu cố định f/2.8 rất được chờ đợi, nhiếp ảnh gia phong cảnh Takashi Karaki mang nó đi chụp vào đỉnh điểm mùa lá thu ở khu vực San’in Tây Honshu, Nhật Bản. Sau đây là bài đánh giá của ông.

Một chiếc ống kính zoom tele nhỏ, nhẹ với thiết kế kéo ra.
Khi tôi cầm ống kính RF70-200mm f/2.8L IS USM trong tay, một trong những điểm đầu tiên làm cho tôi ngạc nhiên là kích thước nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ của nó. Các ống kính zoom thường làm cho tôi liên tưởng đến những ống kính lớn và nặng, nhưng ống kính này thì hoàn toàn khác biệt. Kích thước nhỏ hơn, nhẹ hơn là một lợi thế rất lớn đối với tôi, vì tôi thường chụp ảnh trên núi và trong rừng việc trang bị các vật dụng nhẹ và nhỏ gọn giúp dễ di chuyển hơn.
Dải độ dài tiêu cự và khẩu độ không đổi
Dải độ dài tiêu cự 70-200 mm là hoàn hảo đối với ảnh phong cảnh, có thể chụp những yếu tố từ khoảng cách gần đến xa vào những lúc quyết định. Sự hiện diện của hiệu ứng bokeh ở khẩu độ tối đa f/2.8 trong toàn bộ dải độ dài tiêu cự giúp cho ống kính này trở nên cực kỳ hữu ích. Đây là lý do tại sao các ống kính 70-200mm f/2.8 trong dòng ống kính ngàm EF bán rất chạy trong thời gian dài, trải qua vài đợt nâng cấp. Phiên bản ngàm RF này hứa hẹn cùng chức năng như thế, không muốn nói là nhiều hơn.

Một chuyến xe lửa tham quan trên Tuyến JR Kisuki, được định khung hình bằng những chiếc lá vàng mùa thu lấp lánh dưới ánh nắng khi nó chạy giữa Quận Shimane và Hiroshima. Hiệu ứng bokeh mờ mịn trên lá thu ở phía trước giúp làm cho chiếc xe lửa ở giữa khung hình nổi bật hơn nữa.
Khoảng cách lấy nét gần nhất 70cm
Hệ thống lấy nét điện tử trên RF70-200mm f/2.8L IS USM cho phép giảm hệ thống chỉnh khoảng cách lấy nét gần nhất xuống 70cm từ 120cm trên EF70- 200mm f/2.8L IS III USM. Điều này, kết hợp với độ phóng đại tối đa 0,23x, giúp cho nó có thể chụp ảnh giống macro, như trong ảnh sau đây trong đó mỗi giọt sương mai được khắc họa với chi tiết nhỏ.

Một tấm macro tele ở 200mm từ khoảng cách lấy nét gần nhất 70cm, dẫn đến độ phóng đại tối đa 0,23x. Những chi tiết tinh tế của mạng nhện và từng giọt sương trên nó đã được khắc họa chi tiết rõ ràng. Màu cầu vồng trên mạng nhện là một hiện tượng gây ra bởi ánh nắng phản chiếu từ những giọt sương.
Khả năng ổn định hình ảnh và hiệu năng ở các cảnh ngược sáng
Tôi chụp vài tấm cầm tay ở điều kiện thiếu sáng, chẳng hạn như cao nguyên lúc bình minh, những cánh đồng cỏ suzuki (hòa thảo) Nhật Bản, và những chiếc xe lửa đang đi qua những khu rừng mùa thu. Khó phát hiện dấu hiệu rung máy.

Những cộng cỏ lau trong khung cảnh hoàng hôn. Mặc dù có ánh nắng mạnh vào buổi chiều, nhưng không nhìn thấy hiện tượng lóa. Như vậy bạn có thể ghi lại mọi khoảnh khắc của mặt trời đang lặn mà không phải lo về những vấn đề như thế.
Các chức năng điều khiển được thiết kế kỹ lưỡng
Tôi cũng thực sự hài lòng khi các nhà thiết kế ống kính cân nhắc việc một chiếc ống kính zoom tele thường được sử dụng như thế nào khi họ thiết kế các chức năng điều khiển. Một ví dụ là vị trí của vòng điều chỉnh có thể tùy biến, một tính năng chính trên các ống kính RF, cho phép bạn thay đổi thiết lập phơi sáng mà không phải rời mắt khỏi khung ngắm. Trên các ống kính RF khác, nó nằm về phía trước của ống kính. Tuy nhiên, trên RF70-200mm f/2.8L IS USM, khi cân nhắc việc người dùng sẽ có khả năng phóng to thu nhỏ rất thường xuyên như thế nào, vòng điều chỉnh được đặt gần ngàm hơn, giúp giảm xác suất vô tình xoay vòng không chính xác.
Chất lượng ảnh
Ảnh có được thực sự sắc nét. Trong ảnh bên dưới, bạn có thể thấy rằng những đường nét bên ngoài của cây cối, lá cây, và chim đang bay trên trời lúc bình minh được khắc họa rõ ràng với những đường nét gọn gàng, đến tận chi tiết nhỏ nhất. Chất lượng ấn tượng như thế còn mang lại nhiều thích thú hơn khi tạo ra những tấm ảnh có độ sâu trường ảnh độc đáo mà bạn có được từ một ống kính zoom tele tốc độ cao. Có cảm giác như thể ảnh của tôi được cải thiện bất ngờ bằng cách chỉ cần dùng ống kính này.

Ảnh mẫu


Nguồn: Canon-Asia