• Designer
  • Font Việt hóa
  • FontVN
Web nhiếp ảnh
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thiết bị
  • Kiến thức
  • Preset
  • Khoá học
  • Chỉnh ảnh
Không tìm thấy kết quả
View All Result
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thiết bị
  • Kiến thức
  • Preset
  • Khoá học
  • Chỉnh ảnh
Không tìm thấy kết quả
View All Result
Web nhiếp ảnh
Trang chủ Kiến thức

Máy ảnh Rangefinder – loại máy ảnh nhỏ gọn thường thấy nhưng ít ai biết tên nó

5 năm trước
trong Kiến thức, Người mới, Thiết bị - Phụ kiện
6 phút đọc

Nhắc đến nhiếp ảnh, ta thường quen thuộc với dòng máy SLR hay DSLR đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Nhưng mấy ai biết đến rangefinder – loại máy khởi đầu cho thời kì chụp ảnh bằng phim 35mm và những điều thú vị về chiếc máy này.

Máy ảnh Rangefinder (RF) là gì?

Rangefinder – máy ảnh quang trắc, là loại máy ảnh lấy nét sử dụng kết cấu quang trắc trên máy ảnh độc lập với ống kính. Máy ảnh không có khung ngắm theo kiểu “viewfinder” mà thay vào đó là “framline”. Người chụp nhìn thấy vật thể qua khung ngắm hoàn toàn độc lập với ống kính, khác với máy ảnh SLR sử dụng hệ thống gương lật để nhìn thấy hình ảnh. Trên khung ngắm sẽ có hai ảnh là ảnh thật và ảnh lấy nét. Khi lấy nét, người chụp phải điều chỉnh trên máy ảnh sao cho ảnh thật và ảnh lấy nét trùng nhau. Một số máy ảnh Rangefinder cho phép phóng lớn frameline để việc lấy nét chuẩn xác hơn. 

Đặc điểm nhận dạng của RF

Đặc điểm nhận dạng đơn giản của những chiếc máy ảnh rangefinder là phía trước có hai ô cạnh nhau, một ô để ngắm (viewfinder window) và một ô để tăng sáng, lấy nét (rangefinder window). Tìm hiểu thêm về cách phân biệt các dòng máy phim khác so với rangefinder tại đây. 

Phân loại máy ảnh RF 

Có thể chia máy ảnh RF thành 2 loại là uncoupled và coupled rangefinder.

Với máy ảnh uncoupled rangefinder, thiết bị rangefinder không nối với cơ chế lấy nét trên ống kính. Do đó, để sử dụng người chụp cần dùng rangefinder để tìm khoảng cách, sau đó, chỉnh khoảng cách này trên ống kính để lấy nét.

Còn với coupled rangefinder, cơ chế lấy nét của ống kính tiếp xúc với một lưỡi đẩy (rangefinder arm) thông qua bộ phận truyền động làm quay lăng kính. Khi người dùng có hai hình ảnh trùng nhau trên rangefinder, ống kính được lấy nét đồng thời.

Bài liên quan

Moza ra mắt máy ảnh 4K bỏ túi có cả màn hình lớn, thách thức DJI Pocket 2

Khi mua máy ảnh củ, bạn cần lưu ý điều gì?

Một số sự thật về rangefinder mà bạn nên biết

Gương lật

Trên máy ảnh rangefinder không có gương lật nên không gặp phải những khuyết điểm mà gương lật mang lại. Khi nhấn chụp lập tức màn trập sẽ mở & đóng, không bị trễ thời chụp do gương lật di chuyển. Đồng thời, cũng vượt qua được khuyết điểm “rung cơ học” bên trong máy ảnh do gương lật gây ra, vì thế sẽ cho ảnh sắc nét hơn. 

Khung ngắm

Máy ảnh RF có khung ngắm không bị giới hạn bởi góc nhìn của ống kính nên có thể nhìn thấy những sự việc đang diễn ra ở xung quanh, thậm chí người chụp còn lường trước được những đối tượng đang ở ngoài  và sắp tiến vào khung ảnh. 

Trong khung ngắm, có rất nhiều kích thước của framelines tương ứng với từng tiêu cự sẵn có của ống kính dành cho máy ảnh rangefinder nhưng đều nhỏ hơn 135mm. Do đó, nếu muốn chụp vật ở xa, người chụp bắt buộc phải lắp thêm một viewfinder khác để lấy nét. Tuy nhiên, ngay cả ở những khoảng cách gần như 0,6-1m, rangefinder cũng không thể lấy nét được. Điều này khiến cho việc chụp ảnh “close-up” là rất khó dù ống kính cho phép lấy nét gần hơn.

Máy ảnh rangefinder và máy ảnh SLR, đâu là sự lựa chọn phù hợp với bạn?

Máy ảnh gương lật (SLR hay DSLR) là dòng máy ảnh được sử dụng phổ biến và đang chiếm lĩnh thị trường hiện nay. Trên thực tế SLR (Single-lens Reflex) trực quan hơn, dễ lấy nét và có thể thoải mái thay đổi ống kính tiêu cự khác nhau. Tuy nhiên, rangefinder vẫn là sản phẩm đáng để thử. 

Hầu hết các cảnh vật mà mắt thường có thể thấy được thì máy ảnh RF có thể chụp được và cho chất lượng hình ảnh tốt hơn. Nhưng máy ảnh SLR có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu sáng tạo nghệ thuật nhiếp ảnh, bao gồm cả các quy tắc về ánh sáng và góc chụp để đảm bảo bức ảnh chuyên nghiệp hơn.

Với máy ảnh SLR, sẽ không có những vấn đề về giới hạn khoảng cách chụp, người chụp có thể chụp vật ở khoảng cách rất gần hoặc rất xa. Máy ảnh SLR có thể đáp ứng được những hiệu ứng từ ống kính (fisheye, super wide) hoặc các hiệu ứng từ kính lọc (filter).

Tuy nhiên, đối với một số người dùng lấy nét trên ống ngắm của RF dễ dàng hơn trên SLR trong điều kiện thiếu sáng. Ống ngắm độc lập do đó luôn sáng và dễ sử dụng hơn ống ngắm có độ mở nhỏ.

Máy ảnh rangefinder với kích thước nhỏ gọn, chụp rất êm và cho chất lượng quang học tốt hơn vẫn đang trở lại mạnh mẽ mặc cho xu hướng hiện đại ngày nay. Nếu các bạn mới đam mê nhiếp ảnh, có thể tham khảo một số dòng máy ảnh RF tuyệt vời này: Leica M3, Canon Canonet QL 17 GIII, Yashica Electro 35 GSN/GTN, Konica Hexar AF, Minolta Hi-Matic E, Contax G2,  Minolta CLE,  Olympus 35 RD,… 

Tags: Máy ảnhRangefinder
Share14Tweet9Scan

Có thể bạn thích

Icelandic Paintings: Aerial Photos by Brynjar Agustsson

Top thư viện Font Việt hóa đẹp và nhiều font mới

5 lý do bạn nên thử chụp ảnh đen trắng

4 Mẹo Chỉnh sửa để Cải thiện Hình ảnh Du lịch và Phong cảnh

Tìm hiểu về quy tắc không gian trong nhiếp ảnh

Bí quyệt chụp ảnh sản phẩm tuyệt đẹp bằng điện thoại

Khám Phá Vẻ Đẹp Cảnh Quan Cộng Hòa Séc: Tác Phẩm Của Milan Chudoba

Vẻ đẹp siêu thực của Cao nguyên Mangystau qua ống kính ảnh chụp từ trên cao

Reciprocal: Bộ Ảnh Huyền Ảo Của Zac Henderson

Icelandic Paintings: Aerial Photos by Brynjar Agustsson

  • Kiến thức
  • Tin tức
  • Tiêu điểm
  • Xử lý hậu kỳ
  • Mẹo chụp ảnh
  • Thiết bị – Phụ kiện
Menu
  • Kiến thức
  • Tin tức
  • Tiêu điểm
  • Xử lý hậu kỳ
  • Mẹo chụp ảnh
  • Thiết bị – Phụ kiện

Chuyên trang kiến thức, kinh nghiệm chụp ảnh dành cho người yêu thích nhiếp ảnh.

Hotline: 0962.962.641

Facebook Youtube

Sản phẩm thuộc THDigi

Không tìm thấy kết quả
View All Result
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thiết bị
  • Kiến thức
  • Preset
  • Khoá học
  • Chỉnh ảnh

© Web nhiếp ảnh.