• Designer
  • Mẫu Ảnh
  • Photoshop Online
Web nhiếp ảnh
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thiết bị
  • Kiến thức
  • Ảnh đẹp
  • Preset
  • Khoá học
  • Chỉnh ảnh
Không tìm thấy kết quả
View All Result
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thiết bị
  • Kiến thức
  • Ảnh đẹp
  • Preset
  • Khoá học
  • Chỉnh ảnh
Không tìm thấy kết quả
View All Result
Web nhiếp ảnh
Trang chủ Kiến thức

Cách đọc và sử dụng biểu đồ Histogram trong nhiếp ảnh

2 năm trước
trong Kiến thức, Người mới
5 phút đọc

Bạn có thể dễ dàng bắt gặp biểu đồ Histogram nếu bạn là Photographer hay thường xuyên chỉnh sửa ảnh. Loại biểu đồ này thường xuất hiện trong các phần mềm chỉnh sửa ảnh như Lightroom, Photoshop hoặc trong thiết bị chụp ảnh. Vậy biểu đồ này mang ý nghĩa gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nó.

attachFull12683

Biểu đồ Histogram là gì?
Biểu đồ Histogram biểu diễn sự phân bố của số lượng điểm ảnh tương ứng với mức độ sáng tối của bức ảnh sau khi chụp.

attachFull12679
  • Trong đó, trục dọc biểu diễn số lượng điểm ảnh, các đỉnh càng cao thì càng có nhiều điểm ảnh ở khu vực đó và độ chi tiết càng nhiều.
  • Trục ngang tính từ trái qua phải với mốc giá trị từ 0 đến 255 biểu diễn độ sáng của mỗi khu vực ảnh. Gốc giá trị 0 được coi là tối nhất tựa như màu đen tuyền trong khi càng dịch sang phải giá trị này càng tăng, ngọn sáng nhất của ánh sáng ở giá trị 255.
  • Khu vực giữa hai giá trị này có độ sáng trung bình. Như vậy, biểu đồ histogram càng có nhiều điểm ảnh ở gần khu vực  gốc (giá trị 0) thì ảnh càng tối, nhiều điểm ảnh ở gần khu vực ngọn 255 thì ảnh càng sáng. Những điểm ảnh nằm trên cột dọc của một trong hai giá trị này sẽ bị mất chi tiết (hoặc tối quá hoặc sáng quá). Một hình ảnh vừa đủ sáng và rõ nét thì biểu đồ sẽ có dạng hình quả núi với đỉnh nằm trong khu vực sáng trung bình và thoải dần sang tận gốc hai bên trái phải của đồ thị.

Histogram có thể được kích hoạt trong quá trình xem ảnh trên tất cả các máy ảnh có trên thị trường với nhiều hiển thị khác nhau. Bạn cũng có thể xem nó trên phần mềm xử lý ảnh chuyên nghiệp như: Photoshop, Lightroom.
Tông sáng trên trục hoành của Histogram

attachFull12682

Trục hoành của biểu đồ Histogram là nơi biểu thị tông sáng của tấm ảnh, từ mức cháy sáng cho đến tối ảnh. Thông thường, người ta chia chia trục hoành thành 5 khu vực:

  • Blacks: là khu vực được coi là tối nhất trên ảnh. Các pixel tại đây gần như không thể nhìn thấy một cách rỏ ràng trên màn hình.
  • Shadows: là khu vực nằm trên Black, thường có màu xám đậm. Vẫn được tính là khu vực tối nhưng mắt người có thể nhìn thấy chúng trên ảnh.
  • Midtones (Lightroom gọi là Exposures): Đây là khu vực nằm ở giữa histogram, có độ xám trung tính. Các pixel ở khu vực này được thể hiện với độ sáng / tối vừa đủ để chi tiết có thể nổi bật trên bức hình ngay sau khi chụp xong.
  • Highlights: Đối lập với Shadows, đây là khu vực thể hiện ánh sáng mạnh nhưng không trắng hoàn toàn, các chi tiết vẫn được hiển thị rõ trên màn hình và có độ sáng cao hơn hẳn so với Midtones.
  • Whites: Đối lập với Blacks, đây được coi là khu vực sáng nhất. Các pixel gần như không thể nhìn rõ trên màn hình và được coi là màu trắng.

Chúng ta có thể đọc được gì từ biểu đồ?
Có rất nhiều điều chúng ta có thể đọc về một hình ảnh chỉ bằng cách nhìn vào biểu đồ của nó.
Chúng ta có thể nói rằng một hình ảnh được phơi sáng tốt nếu nó trải đều từ mép này sang mép khác mà không có khoảng trống ở một bên của biểu đồ và nó không bị hiện tượng bên này cao hơn nhiều so với bên kia. Trong một thế giới lý tưởng, biểu đồ chỉ nên chạm vào các cạnh bên trái và bên phải của biểu đồ và không tràn ra các bên. Biểu đồ cũng phải có một vòm đẹp ở trung tâm.
Tuy nhiên, “biểu đồ lý tưởng” này không phải lúc nào cũng áp dụng trong mọi tình huống cho mọi cảnh. Đây là vài ví dụ:

attachFull12680

Đây là một biểu đồ lý tưởng, phân bố đều, từ cạnh này sang cạnh khác, không trồi lên hai bên quá nhiều.

attachFull12681

Đây là biểu đồ của một chủ thể tối. Nó chỉ được chuyển sang bên trái nhiều hơn để thể hiện tông màu của đối tượng.

Đây là biểu đồ cho một đối tượng sáng.

Bài liên quan

Ảnh mẫu ống kính Canon 50mm F1.2 L USM ngàm RF trên máy ảnh Canon EOS R

Bí kíp kể chuyện thông qua hình ảnh

Nguồn: DesignerVN

Tags: HÌNH ẢNHHistogram
Share26Tweet16Scan

Có thể bạn thích

5 lý do bạn nên thử chụp ảnh đen trắng

4 Mẹo Chỉnh sửa để Cải thiện Hình ảnh Du lịch và Phong cảnh

Tìm hiểu về quy tắc không gian trong nhiếp ảnh

Bí quyệt chụp ảnh sản phẩm tuyệt đẹp bằng điện thoại

Tư thế chụp ảnh dành cho nữ: 21 ý tưởng tạo dáng dành cho phái nữ

Những điều bạn cần biết về tác dụng của kính lọc ND khi chụp ảnh

Landscape Mixer: Tính năng Photoshop cho phép bạn chuyển đổi mùa của bức ảnh một cách nhanh chóng

5 lý do bạn nên thử chụp ảnh đen trắng

Giảm thiểu phòng ban với Dịch Vụ Thiết kế Banner theo tháng với chi phí tối ưu

Bộ phim tài liệu về nấm của Netflix Phải mất 15 năm để tạo ra bằng kỹ thuật quay Time-lapse

  • Kiến thức
  • Tin tức
  • Tiêu điểm
  • Xử lý hậu kỳ
  • Mẹo chụp ảnh
  • Thiết bị – Phụ kiện
Menu
  • Kiến thức
  • Tin tức
  • Tiêu điểm
  • Xử lý hậu kỳ
  • Mẹo chụp ảnh
  • Thiết bị – Phụ kiện

Chuyên trang kiến thức, kinh nghiệm chụp ảnh dành cho người yêu thích nhiếp ảnh.

Hotline: 0962.962.641

Facebook Youtube

Sản phẩm thuộc THDigi

Không tìm thấy kết quả
View All Result
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thiết bị
  • Kiến thức
  • Ảnh đẹp
  • Preset
  • Khoá học
  • Chỉnh ảnh

© Web nhiếp ảnh.