• Designer
  • Mẫu Ảnh
  • Photoshop Online
Web nhiếp ảnh
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thiết bị
  • Kiến thức
  • Ảnh đẹp
  • Preset
  • Khoá học
  • Chỉnh ảnh
Không tìm thấy kết quả
View All Result
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thiết bị
  • Kiến thức
  • Ảnh đẹp
  • Preset
  • Khoá học
  • Chỉnh ảnh
Không tìm thấy kết quả
View All Result
Web nhiếp ảnh
Trang chủ Kiến thức

Cách chụp ảnh sắc nét

2 năm trước
trong Kiến thức, Người mới
7 phút đọc

Chụp ảnh sắc nét là điều mà hầu hết các nhiếp ảnh gia đều muốn, nhưng khó để đạt được hình ảnh rõ ràng, sắc nét.

Trước khi bắt đầu khám phá cách cải thiện độ sắc nét, hãy nói về các nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thiếu độ sắc nét:

  • Lấy nét sai – Nguyên nhân hàng đầu khiến ảnh bị mờ, không sắc nét là lấy nét sai. Điều này có thể là do lấy nét sai phần của hình ảnh, đứng quá gần đối tượng khiến máy ảnh không lấy nét được, chọn khẩu độ không phù hợp hoặc chụp ảnh quá nhanh mà không kiểm tra xem có đã lấy nét đúng chưa.
  • Chuyển động của đối tượng – Một loại mờ khác trong ảnh là do đối tượng của bạn chuyển động; điều này thường liên quan đến tốc độ màn trập quá chậm.
  • Rung máy – Bạn có thể bị nhòe nếu bạn bị rung lắc lúc chụp.
  • Ảnh bị Noise (Nhiễu hạt) – Ảnh chụp nhiễu sẽ làm cho bức ảnh có cảm giác bị mờ đi.

10 cách để có hình ảnh sắc nét hơn: Mẹo cho người mới bắt đầu

Dưới đây là danh sách 10 điều cơ bản cần chú ý khi chụp ảnh để bạn có thể tạo ra được hình ảnh sắc nét nhất.

1. Giữ vững máy ảnh khi chụp

Với nhiều người mới chụp thì đây là nguyên nhân trực tiếp làm cho ảnh thiếu sự sắc nét. Những hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn khắc phục:

  • Giữ máy bằng 2 tay.
  • Chụp bằng khung ngắm sẽ vững chắc hơn chụp qua màn hình LCD do máy áp sát vào mặt thêm điểm tựa.
  • Nếu chụp qua màn hình LCD thì bạn không nên đưa máy ra quá xa, 2 khủy tay áp sát vào thân người để tạo điểm tựa, giữ máy ảnh càng gần cơ thể thì càng ít rung.
  • 2 chân rộng bằng vai để đứng vững hơn, nếu tựa vào tường được thì càng tốt.
  • Hít 1 hơi rồi nín thở bấm chụp, bởi nhịp thở của bạn cũng có tác động di chuyển cơ thể.

2. Sử dụng chân máy (tripod)

Chân máy rất hiệu quả để giảm (thậm chí loại bỏ) rung máy, làm cho ảnh của bạn sắc nét hơn, đặc biệt là khi chụp những chủ thể đứng yên như ảnh nhóm, ảnh phong cảnh, kiến trúc. Nếu bạn có thời gian, không vội vàng gì khi chụp ảnh, thì chân máy là công cụ cần thiết để có ảnh chất lượng hơn. Khi đó bạn thậm chí có thể phơi sáng lâu đến vài phút hoặc hơn mà không sợ bị mờ, nhòe.

3. Tăng tốc độ màn trập

Đây là một trong những điều đầu tiên mà nhiều người nghĩ tới để cải thiện độ nét hình ảnh. Rõ ràng – tốc độ màn trập càng nhanh, độ rung máy sẽ càng ít, đồng thời bạn có thể đóng băng mọi chuyển động trong ảnh. Tăng tốc độ màn trập là bạn đã giải quyết được cả 2 vấn đề: chuyển động chủ thể và hiện tượng rung máy.

Bài liên quan

5 lý do bạn nên thử chụp ảnh đen trắng

4 Mẹo Chỉnh sửa để Cải thiện Hình ảnh Du lịch và Phong cảnh

Bạn hãy nhớ quy tắc về tốc độ màn trập khi cầm máy ảnh trên tay: Chọn tốc độ màn trập với mẫu số lớn hơn độ dài tiêu cự của ống kính.

  • Nếu bạn dùng ống kính tiêu cự 50mm, không chụp với tốc độ màn trập không chậm hơn 1/60 giây.
  • Nếu đây là ống kính tiêu cự 100mm, không chụp với tốc độ màn trập không chậm hơn 1/125 giây.
  • Nếu ống kính có tiêu cự 200mm, hãy chụp ở tốc độ 1/250 giây hoặc nhanh hơn.

4. Khép khẩu độ nhỏ lại

Khẩu độ tác động đến độ sâu trường ảnh (vùng được lấy nét). Mở khẩu lớn (tức là chỉ số F nhỏ xuống) làm cho độ sâu trường ảnh nông hơn, vùng nét thu hẹp lại. Tương tự, khi khép khẩu (tức là chỉ số F tăng lên) sẽ làm tăng độ sâu trường ảnh, có nghĩa là vùng nét rộng hơn.

Bạn cần tập luyện nhiều để sử dụng chính xác máy ảnh ở độ sâu trường ảnh cực nông như F1.4, F1.8. Còn nếu chưa thành thạo, hãy để chỉ số F cao lên như F4, F5.6, để cho dù bạn có chụp hơi lệch điểm lấy nét 1 chút thì ảnh vẫn có thể nét do độ sâu trường ảnh rộng.

5. Tăng ISO

Yếu tố thứ 3 của tam giác phơi sáng là ISO có ảnh hưởng trực tiếp tới độ nhiễu hạt (Noise) của bức ảnh. Chọn ISO cao cho phép bạn sử dụng tốc độ màn trập nhanh hơn và khẩu độ nhỏ hơn (nhằm đóng băng chuyển động, giảm rung máy và có độ sâu trường ảnh rộng), nhưng bạn cũng sẽ làm cho ảnh nhiễu hạt nặng hơn.

Tùy vào nhu cầu hình ảnh mà bạn chọn ISO bao nhiêu có thể chấp nhận được.

  • Ảnh cần in lớn thì bạn nên để ISO dưới 800 để có chất lượng tốt nhất.
  • Nếu chỉ cần hình ảnh đăng lên website hay Facebook thì ISO 6400 cũng là ổn rồi.
  • Trường hợp “có ảnh là được” thì cứ thoải mái đẩy ISO thật cao, để bạn có thể lia máy tốc độ nhanh bắt lấy những khoảnh khắc.

6. Chọn máy có hệ thống ổn định hình ảnh (chống rung)

Nhiều máy ảnh và ống kính hiện nay có chức năng cao cấp là chống rung được tích hợp sẵn. Điều này rất hữu ích, đặc biệt có những hệ thống giảm rung tới 6.5 stops, tay bạn có rung lắc “như say rượu” thì vẫn có thể chụp được những tấm ảnh đẹp sắc nét. Tất nhiên máy có chức năng này sẽ đắt hơn, nếu tiền bạc không thành vấn đề thì cứ mạnh tay mua máy có chống rung nhé.

Tags: chụp ảnhNhiếp ảnhSắc nét
Share12Tweet8Scan

Có thể bạn thích

5 lý do bạn nên thử chụp ảnh đen trắng

4 Mẹo Chỉnh sửa để Cải thiện Hình ảnh Du lịch và Phong cảnh

Tìm hiểu về quy tắc không gian trong nhiếp ảnh

Bí quyệt chụp ảnh sản phẩm tuyệt đẹp bằng điện thoại

Tư thế chụp ảnh dành cho nữ: 21 ý tưởng tạo dáng dành cho phái nữ

Những điều bạn cần biết về tác dụng của kính lọc ND khi chụp ảnh

Landscape Mixer: Tính năng Photoshop cho phép bạn chuyển đổi mùa của bức ảnh một cách nhanh chóng

5 lý do bạn nên thử chụp ảnh đen trắng

Giảm thiểu phòng ban với Dịch Vụ Thiết kế Banner theo tháng với chi phí tối ưu

Bộ phim tài liệu về nấm của Netflix Phải mất 15 năm để tạo ra bằng kỹ thuật quay Time-lapse

  • Kiến thức
  • Tin tức
  • Tiêu điểm
  • Xử lý hậu kỳ
  • Mẹo chụp ảnh
  • Thiết bị – Phụ kiện
Menu
  • Kiến thức
  • Tin tức
  • Tiêu điểm
  • Xử lý hậu kỳ
  • Mẹo chụp ảnh
  • Thiết bị – Phụ kiện

Chuyên trang kiến thức, kinh nghiệm chụp ảnh dành cho người yêu thích nhiếp ảnh.

Hotline: 0962.962.641

Facebook Youtube

Sản phẩm thuộc THDigi

Không tìm thấy kết quả
View All Result
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thiết bị
  • Kiến thức
  • Ảnh đẹp
  • Preset
  • Khoá học
  • Chỉnh ảnh

© Web nhiếp ảnh.